TIỂU HỒI (Quả)
Fructus Foeniculi
Quả
chín đã phơi hay sấy khô của cây Tiểu hồi (Foeniculum vulgare Mill.), họ Hoa
tán (Apiaceae).
Mô tả
Quả
bế đôi, hình trụ, hơi cong, dài 4 – 8 mm,
đường kính 1,5 – 2,5 mm. Mặt ngoài màu xanh hơi vàng
hoặc vàng nhạt, hơi thuôn về phía 2 đầu,
đỉnh mang chân vòi nhụy nhô ra, màu nâu vàng, đôi khi có cuống
quả nhỏ ở phần đáy. Mỗi mặt lưng
mang 5 gân nổi rõ và chỗ nối giữa 2 nửa quả
phẳng và rộng. Mặt
cắt ngang hình 5 cạnh, bốn mặt của mặt
lưng gần đều nhau. Mùi thơm đặc trưng,
vị hơi ngọt và cay.
Bột
Bột
màu vàng bẩn, mùi thơm. Soi kính hiển vi thấy:
Mảnh vỏ quả ngoài gồm tế bào hình đa giác,
mảnh vỏ quả giữa gồm tế bào có lỗ
nằm xiên. Mảnh vỏ quả trong gồm nhiều tế
bào dài không đều. Mảnh nội nhũ gồm các tế
bào thành dày chứa hạt aleuron và các tinh thể calci oxalat
nhỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm rải
rác. Mảnh mô mềm có ống tiết dài màu vàng hơi nâu.
Mảnh mô mềm màu vàng nhạt gồm các tế bào hình
đa giác thành mỏng.
Định tính
A. Phương pháp
sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G có chứa natri carboxylmethylcellulose (dung
dịch 0,2 - 0,5%)
Dung môi khai triển: Ether dầu (60 - 90 °C) – ethyl acetat (17 : 2,5).
Dung
dịch thử: Lấy 2 g
bột dược liệu, thêm 20 ml ether ethylic (TT), lắc siêu âm 10 phút, lọc và
bốc hơi dịch lọc đến cạn. Hòa cắn
trong 1 ml cloroform (TT) được
dung dịch thử.
Dung
dịch đối chiếu:
Hòa tan aldehyd anisic chuẩn trong
ethanol (TT) để
được dung dịch chứa 1 mg/ml.
Cách
tiến hành: Chấm riêng
biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch trên, triển khai
sắc ký đến khi dung môi đi được
khoảng 8 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở
nhiệt độ phòng, phun thuốc thử là dung dịch dinitrophenylhydrazin (TT).
Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải
có vết màu đỏ cam tương ứng với
vết trên sắc ký đồ của dung dịch
đối chiếu.
B.Cân
3 g dược liệu, thêm 10 ml ethanol
80% (TT), ngâm 3 giờ, lắc, lọc, lấy dịch
lọc làm các phản ứng sau:
Lấy
1 ml dịch lọc, thêm 0,5 ml nước, dung dịch
đục trắng như sữa.
Lấy
1 ml dịch lọc, thêm 3 giọt dung dịch sắt (III) clorid (TT), dung
dịch có màu vàng sẫm.
C.
Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại, mặt cắt
ngang của quả, bột quả có màu trắng sáng.
Độ ẩm
Không
quá 13% (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g dược liệu
đã nghiền nhỏ.
Tạp chất
Không
quá 4,0% ( Phụ lục 12.11).
Tro toàn phần:
Không
quá 10,0%
(Phụ lục 9.8).
Định lượng
Tiến hành theo
phương pháp định lượng tinh dầu trong
dược liệu (Phụ
lục 12.7). Cho 30 g dược liệu đã tán thành
bột thô vào bình cầu có dung tích 500 ml của bộ
dụng cụ dùng định lượng tinh dầu trong
dược liệu. Thêm 200 ml nước, tiến hành
cất trong 3 giờ.
Hàm lượng tinh
dầu không ít hơn 1,5%.
Chế biến
Thu hoạch vào
mùa thu, khi quả chín cắt cây về phơi khô trong bóng
râm, đập lấy quả, loại bỏ tạp
chất.
Bào chế
Diêm tiểu
hồi (Chế muối): Hoà muối vào một lượng
nước thích hợp, trộn đều với
dược liệu, để cho ngấm hết
nước muối, cho vào nồi sao nhỏ lửa
đến màu hơi vàng, lấy ra để nguội. 10 kg
Tiểu hồi cần 0,2 kg muối.
Bảo quản
Để
nơi khô, mát.
Tính vị, qui kinh
Tân, ôn. Vào các
kinh can, thận, tỳ, vị.
Công năng, chủ trị
Tán hàn, chỉ
thống, hành khí, hoà vị. Chủ trị: Hàn sán, bụng
dưới đau, hành kinh đau, thượng vị
đau trướng, kém ăn, nôn mửa tiêu chảy.
Cách dùng, liều lượng
Ngày 3 - 6 g, dạng thuốc sắc
hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các
dạng thuốc khác.
Kiêng kỵ
Âm hư hoả vượng,
người có thực nhiệt không dùng.